Thứ hai, 30/09/2019 16:06 GMT+7

Nghiên cứu phát triển 2 loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. et Champ)

Hiện nay, diện tích rừng trồng của Việt Nam đạt trên 3,886 triệu ha. Mặc dù các loài cây bản địa đang được quan tâm nghiên cứu cho phục vụ trồng rừng, tuy nhiên các loài Keo và Bạch đàn vẫn chiếm trên 80% tổng diện tích, trong khi tiềm năng trồng rừng các loài cây bản địa mọc nhanh thì rất lớn nhưng đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Đã có nhiều cảnh báo về rủi ro có thể gặp đối với cây Keo và Bạch đàn như tình hình sâu bệnh hại hay khi có thay đổi về thị trƣờng sử dụng gỗ, nhưng việc đưa cây bản địa vào trồng rừng còn gặp nhiều hạn chế như nguồn giống chưa được tuyển chọn, thiếu thông tin về kỹ thuật gây trồng vì vậy, chu kỳ kinh doanh dài nên cần nhiều vốn vv... Việc nghiên cứu phát triển những loài cây bản địa có triển vọng là một hƣớng đi đúng, phù hợp với tiến trình quản lý rừng bền vững ở nước ta hiện nay.

Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) và Vối thuốc răng cƣa (Schima superba Gardn. et Champ.) là 2 loài cây gỗ lớn, có phân bố rộng rãi ở Việt Nam và một số nước Brunei, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Philipin và Thái Lan. Gỗ Vối thuốc thuộc nhóm V, nặng và bền chắc, không cong vênh, mối mọt, lõi giác màu nâu đẹp, gỗ dùng làm cột nhà, đồ gia dụng. Vỏ, lá và rễ cây được dùng để chữa một số bệnh và sản xuất các chế phẩm công nghiệp. Với khả năng chịu nhiệt tốt, Vối thuốc được trồng làm băng xanh cản l a rất có hiệu quả. Là cây tỏa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh, có thể sống trên nhiều dạng lập địa khác nhau, khả năng tái sinh tự nhiên tốt. Do có những đặc điểm ưu việt trên, Vối thuốc là một trong số ít loài cây được đề xuất ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Trên thực tế, Vối thuốc đã được lựa chọn để trồng ở những nơi điều kiện lập địa đã bị suy thoái do mất rừng, ở những nơi đất có trảng cây bụi hoặc ở nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Mặc dù vậy, trong những năm qua ở nước ta Vối thuốc vẫn chưa được coi trọng phát triển đúng với tiềm năng của nó. Ngoại trừ một số diện tích rừng do dự án KfW1 trồng tại Bắc Giang và Lạng Sơn ở độ tuổi 4 - 6, một số băng xanh Vối thuốc cản lửa cho rừng Thông mã vĩ, Bạch đàn, Keo và một số diện tích nhỏ lẻ về phục hồi rừng bằng tái sinh tự nhiên, có thể nói không có bất kỳ rừng Vối thuốc nào được gây trồng tại các địa phương khác.

Để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, đề tài “Nghiên cứu phát triển cây Vối thuốc (Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. et Champ.)” đặt ra là hết sức cần thiết. Cơ quan chủ trì Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS.Đặng Thịnh Triều thực hiện để đưa ra Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài là tổng kết kiến thức và kinh nghiệm trong phát triển Vối thuốc trên thế giới và trong nước, nghiên cứu bổ sung một số cơ sở khoa học về chọn và nhân giống, gây trồng và cuối cùng là xây dựng mô hình và hướng dẫn kỹ thuật mang tính liên hoàn từ khâu chọn và nhân giống, kỹ thuật vườn ươm, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng Vối thuốc cho từng điều kiện lập địa cụ thể.

Qua thời gian nghiên cứu Thí nghiệm giai đoạn I (2007 - 2010)

- Thí nghiệm khảo nghiệm xuất xứ

+ Đối với loài Vối thuốc: Đề tài chọn được xuất xứ Điện Biên và Lào Cai cho vùng Tây Bắc; Vùng Đông Bắc là xuất xứ Điện Biên và Lạng Sơn; vùng Tây Nguyên là xuất xứ Hà Tĩnh và Bắc Giang.

+ Đối với loài Vối thuốc răng cưa: Đề tài chọn được xuất xứ Đắk Lắk và Lâm Đồng cho vùng Tây Bắc; xuất xứ Gia Lai và Lào Cai cho vùng Đông Bắc và xuất xứ Gia Lai và Lâm Đồng cho vùng Tây Nguyên. 

- Thí nghiệm mật độ trồng: 

+ Mật độ trồng chƣa ảnh hưởng ở mức thống kê đến tỉ lệ sống của Vối thuốc, trong đó tỷ lệ sống của Vối thuốc trồng tại Sơn La dao động từ 47,4-52,2%, ở Bắc Giang từ 80,9-88,4%, ở Gia Lai dao động từ 56,4-61,9%.

+ Tăng trưởng đường kính (D1.3) tốt nhất ở công thức mật độ 800 cây/ha, thấp nhất ở công thức 2000 cây/ha (dao động từ 1,7-2,1 cm/năm tuỳ từng địa điểm).

+ Tăng trưởng chiều cao tốt nhất ở công thức 1660 cây/ha (tại Sơn La) và ở công thức 2000 cây/ha (tại Bắc Giang và Gia Lai). Thấp nhất ở công thức 800 cây/ha. Tăng trưởng chiều cao dao động từ 1,45-2,18 m/năm tuỳ từng địa điểm.

+ Tăng trưởng đường kính tán lá tốt nhất ở công thức 800 cây/ha, thấp nhất ở công thức 2000 cây/ha. Tăng trưởng đường kính tán lá dao động từ 0,32-0,46 m/năm tuỳ từng địa điểm thí nghiệm.

- Thí nghiệm bón phân 

+ Bón lót khi trồng rừng chƣa ảnh hưởng ở mức thống kê đến tỷ lệ sống của cả 2 loài. Tỷ lệ sống của loài Vối thuốc dao động từ 55,1-59,7%; của loài Vối thuốc răng cƣa dao động từ 40,7-52,8%. 

+ Sinh trưởng tốt nhất của Vối thuốc đạt được ở công thức bón lót 100g NPK 5:10:3 và thấp nhất ở công thức không bón phân.

- Thí nghiệm phương thức trồng

+ Sinh trưởng của Vối thuốc tốt nhất khi trồng hỗn giao với Thông mã vĩ và Sao đen; sinh trưởng của Vối thuốc kém nhất khi trồng hỗn giao với Tô hạp Điện Biên.

Thí nghiệm giai đoạn II (2012 - 2016)

- Thí nghiệm tiêu chuẩn cây con đem trồng

+ Tiêu chuẩn cây con đem trồng ảnh hưởng ở mức thống kê đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng của cây sau 3 năm trồng (P<0,05). Trong đó cây 18 tháng tuổi khi trồng sẽ cho tỷ lệ sống cao nhất, tăng trưởng đường kính, chiều cao và đường kính tán lá cũng tốt nhất so với cây 15 tháng tuổi và cây 6 tháng tuổi.

- Thí nghiệm xử lí thực bì 

+ Phương thức xử lý thực bì ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ sống của cả hai loài Vối thuốc, đạt cao nhất ở công thức xử lý thực bì toàn diện (78,4% cho Vối thuốc và 81,1% cho Vối thuốc răng cưa); thấp nhất ở công thức xử lý thực bì cục bộ (đạt 63,6% cho Vối thuốc và 66,7% cho Vối thuốc răng cưa). 

+ Đường kính, chiều cao và đường kính tán lá của cả hai loài đạt cao nhất ở phương thức xử lý thực bì toàn diện, và thấp nhất ở công thức xử lý thực bì cục bộ. Tuy nhiên chƣa có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các công thức thí nghiệm.

- Thí nghiệm cắt thân trước khi trồng

Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cả 2 loài không khác nhau giữa các công thức thí  nghiệm, tuy nhiên sinh trưởng tốt nhất ghi nhận được ở công thức không cắt ngọn.  - Thí nghiệm gieo hạt thẳng Vối thuốc

+ Số hố có cây mọc đạt 68,8%, tương ứng với mật độ 1.720 cây/ha.

+ Tăng trưởng trung bình của đường kính, chiều cao và đường kính tán lá đạt 0,54 cm/năm; 0,42 m/năm và 0,34 m/năm.

- Thí nghiệm khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

 + Quá trình tác động các biện pháp lâm sinh, tỷ lệ cây loại A và B tăng lên, trong khi đó cây loại C giảm xuống

- Đến năm 2016, mật độ cây tái sinh còn 1.266 cây/ha; 1.150 cây/ha và 860 cây/ha cho các trạng thái đất nương bỏ hoang 3, 5 và 9 năm.

- Đường kính thân cây đạt 3,41 cm; 5,54 cm và 9,28 cm; chiều cao cây đạt 2,96 m; 3,89 m và 6,07 m; đường kính tán lá đạt 2,00 m; 2,58 m và 2,96 m cho các trạng thái đất nương bỏ hoang 3, 5 và 9 năm.

- Thí nghiệm trồng làm giàu rừng Vối thuốc 

+ Tỷ lệ sống và tỉ lệ cây phẩm chất A, B ở công thức th  nghiệm theo đám đạt cao hơn so với thí nghiệm theo rạch (tương ứng: 61,1% và 46,3%). 

+ Sinh trưởng đường kính, chiều cao, đường kính tán của Vối thuốc ở công thức trồng theo đám tốt hơn so với cây trong công thức trồng làm giàu theo rạch.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13953/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 2492

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)