Thứ ba, 24/03/2015 13:35 GMT+7

Hội thảo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc, Tây Bắc

Ngày 20/3/2015, Ban chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc”. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó...

Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại phiên họp chuyên đề Hội thảo

Phiên họp chuyên đề của Hội thảo tập trung vào chủ đề về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển chuỗi giá trị đặc sản và nông – công nghiệp dược liệu Hà Giang được tổ chức vào sáng cùng ngày.

Đến dự các phiên họp Hội thảo có gần 500 đại biểu, đại diện một số bộ, ban, ngành, các tỉnh, các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp; về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có đồng chí Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ gồm: Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ.

Tại phiên chuyên đề của Hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo đề dẫn của Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông và 14 ý kiến tham luận trực tiếp của các nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo một số doanh nghiệp đóng góp giải pháp cho tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển dược liệu tỉnh Hà Giang. Các ý kiến tham luận tập trung vào các nội dung, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn phát triển cây dược liệu trên cơ sở phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời xây dựng được cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vàcó đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia về dược liệu; một số ý kiến cũng đề nghị tỉnh quan tâm đến quy hoạch và phát triển một số cây, con là thế mạnh tại Hà Giang như quy hoạch vùng sản xuất cây cam, cây chè thành vùng chuyên canh; tránh hiện tượng phát triển "cây phong trào"; chú trọng phát triển chăn nuôi, nhất là phát triển con bò vàng vùng cao thành hàng hóa; quan tâm phát triển du lịch, tạo điều kiện giúp đồng bào giảm nghèo bền vững;…

Phát biểu tại phiên chuyên đề Hội thảo, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đã đánh giá cao các kết quả trong hoạt động KH&CN của tỉnh Hà Giang trong thời gian qua, nhấn mạnh những nội dung mà ngành KH&CN tỉnh Hà Giang cần tiếp tục triển khai thực hiện nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra, trong đó đối với việc tái cơ cấu nông nghiệp cần tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực để phát triển các sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh Hà Giang theo chuỗi giá trị. Trong đó phải đổi mới các quy trình công nghệ từ con giống đến quy trình sản xuất, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản chế biến, xây dựng tiêu chuẩn và thương hiệu, phát triển thị trường, đặc biệt là phát triển cây dược liệu và con bò vàng cao nguyên đá thành hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Phiên họp chính thức của Hội thảo được tổ chức chiều cùng ngày. Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe phát biểu của đồng chí Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang giới thiệu tiềm năng, lợi thế và chủ trương, định hướng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế của tỉnh Hà Giang và những vấn đề khó khăn cần phải tháo gỡ của Tỉnh.


Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm khu trưng bày triển lãm và giới thiệu sản phẩm

Hội thảo được nghe các ý kiến tham luận của đại diện Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, các chuyên gia, các nhà quản lý. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng: So với các tỉnh thuộc vùng biên giới như Lạng Sơn hoặc Lào Cai, thì cơ sở hạ tầng của tỉnh Hà Giang còn bộc lộ nhiều điểm lạc hậu làm hạn chế quá trình lưu thông hàng hoá và con người giữa Hà Giang với các địa phương vùng miền trong nước cũng như với nước láng giềng. Do đó, một trong những đột phá quan trọng để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang là phát triển cơ sở hạ tầng. Hà Giang cần tập trung quan tâm đếnchiến lược với tầm nhìn dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ban hành các cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững; xúc tiến việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang; các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh, đảm bảo phát huy vị trí của Hà Giang là tỉnh kết nối giữa Đông Bắc và Tây Bắc nhằm tận dụng phát huy các lợi thế và tiềm năng của Hà Giang và các địa phương trong vùng; làm rõ vị trí, vai trò của đường biên giới với tỉnh Hà Giang, một số giải pháp phát triển thương mại biên giới tuyến biên giới đất liền của tỉnh; đánh giá tiềm năng du lịch, công tác lãnh chỉ đạo, quy hoạch và thực hiện quy hoạch; phát triển sản phẩm du lịch tâm linh, tín ngưỡng; đa dạng hóa các mặt hàng lưu niệm, quà tặng du lịch; đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp và tiềm năng phát triển công nghiệp dược liệu; phát triển chăn nuôi bò vàng; phát triển mạnh các khu kinh tế biên mậu, liên kết chặt chẽ du lịch với nông lâm nghiệp trong Vùng miền núi và trung du Bắc Bộ. Trên cơ sở Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh nên nghiên cứu đề xuất chủ trương, cơ chế chính sách đột phá để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch cao cấp quốc gia và quốc tế về sinh thái, văn hoá dân tộc với sản phẩm đặc thù địa phương.


Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại Hội thảo

Tham luận tại Hội thảo, đồng chí Trần Văn Tùng đã giới thiệu về những nét đổi mới trong cơ chế chính sách của Luật và các Nghị định hướng Luật KH&CN 2013 trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế; đề nghị tỉnh Hà Giang và các địa phương trong mối liên kết vùng, ứng dụng mạnh mẽ KH&CN để khai thác thế mạnh của từng địa phương, cũng như cả vùng, tạo ra các sản phẩm đặc thù, đặc sản có giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững và có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Để làm rõ những định hướng trên Thứ trưởng Trần Văn Tùng đã giới thiệu tới hội thảo các nội dung của dự án đầu tư do Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất để phát triển bò vàng cao nguyên đá Hà Giang thành hàng hóa theo chuỗi giá trị. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm của KH&CN là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm nghiên cứu bảo tồn phát triển nguồn gen bò vàng cao nguyên đá, đồng thời tiến hành hoàn thiện các quy trình công nghệ, chuyển giao công nghệ đối với tất cả các khâu trong chuỗi giá trị nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, làm động lực thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án, bước đầu dự án đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ban, ngành, tỉnh Hà Giang và các tỉnh có biên giới khác cần kết hợp tốt phát triển kinh tế với quốc phòng, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, ổn định; biến lợi thế so sánh trong vùng Tây Bắc, Đông Bắc thành lợi thế cạnh tranh, biến tiềm năng thành cơ hội phát triển cụ thể; đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển các sản phẩm đặc trưng. Phó Thủ tướng ghi nhận các đề nghị của tỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giao các bộ, ngành nghiên cứu trên tinh thần hỗ trợ các vùng khó khăn, khắc phục những hạn chế, nâng cao nguồn nhân lực cho Hà Giang phát triển bền vững.


Lượt xem: 2626

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)