Thứ hai, 30/09/2019 16:13 GMT+7

Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn

Sắn là loại cây lương thực quan trọng ở các nước nhiệt đới như Brazil, Nigeria, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam… Củ sắn chứa nhiều tinh bột nên được sử dụng làm thức ăn người và gia súc. Một lượng nhỏ sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm…

Ở Việt Nam, cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ cây lương thục truyền thống sang cây công nghiệp, sự hội nhập đang mở rộng thị trường sắn tạo nên những cơ hội cho các nhà sản xuất chế biến tinh bột, tinh bột biến tính bằng hóa chất và enzim,… góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Trong chiến lược toàn cấu cây sắn đang được tôn vinh là một trong những loại cây lương thực dể dàng thích hợp với những vùng đất cằn cỗi và là loại cây công nghiệp triển vọng có khả năng cạnh tranh cao với nhiều loại cây công nghiệp khác. 

Đề tài “Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn”; do Cơ quan chủ trì Viện môi trường Nông nghiệp phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Lương Hữu Thành cùng thực hiện, thuộc Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 được đặt ra với mục tiêu: hoàn thiện công nghệ sản xuất và xây dựng được 1-2 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn công suất 500 kg/mẻ; ứng dụng trong xử lý phế thải tại các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1. Hoàn thiện được 01 quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân hữu cơ sinh học; 01 quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau biogas tại nhà máy chế biến tinh bột sắn và 01 quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau biogas tại nhà máy chế biến tinh bột sắn. Các quy trình được xây dựng có các thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.

2. Sản xuất thử nghiệm được 05 tấn chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân hữu cơ sinh học. Chế phẩm có chứa mật độ vi sinh vật hữu hiệu ≥108 CFU/gr, bảo quản được 3 tháng và an toàn với môi trường. Sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với nhãn hiệu Mic Cas 03. 3. Sản xuất thử nghiệm được 01 tấn chế phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau biogas tại nhà máy chế biến tinh bột sắn. Chế phẩm có chứa mật độ vi sinh vật hữu hiệu ≥108 CFU/gr, bảo quản được 3 tháng và an toàn với môi trường. Sản phẩm được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với nhãn hiệu Mic Cas 02.

4. Xây dựng được 02 mô hình xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn tại nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất 50-200 tấn tinh bột/ngày, có sử dụng hệ thống biogas. Sản phảm đầu ra của mô hình gồm: + 1000 tấn phân hữu cơ sinh học đảm bảo chất lượng theo Thông tư 41/2014 của Bộ NN&PTNT.

+ Nước thải sau xử lý đảm bảo chỉ tiêu BOD, COD, SS, Xyanua theoloại B, QCVN 40/2011/BTNMT.

5. Dự án đã xây dựng 02 mô hình đánh giá hiệu quả phân bón HCSH từ phế thải sau CBTBS dạng rắn trên cây sắn. Kết quả đánh giá hiệu quả cho thấy: khi sử dụng phân hữu cơ sinh học chế biến từ phế thải tinh bột sắn có thể giảm được 25% NP mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.  

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13956/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 1732

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)